Thông tư 06 NHNN - insight view by CIIC

Thông tư 06 NHNN - insight view by CIIC

Liên quan đến các yêu cầu gay gắt (chủ yếu đến từ các Hiệp hội BĐS) đề nghị chỉnh sửa thông tư 06-NHNN, cùng xem ý kiến góp ý của GS Trần Ngọc Thơ ở link bên dưới để có hướng xử lý chính sách trong tương lai cho gọn, để khỏi rơi vào tình trạng "tranh cãi rối ren tất cả cùng thua".

Đội ngũ CIIC đang cùng làm/đồng hành với doanh nghiệp thuộc đủ lĩnh vực, nhưng cũng đã trải qua thời gian dài làm việc tại Banks - đủ để hiểu về các bên - có ý kiến thế này:

????[Trích]Đại diện Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), ông Lê Hoàng Châu đề xuất bỏ quy định nhà băng không được cho vay đối với nhu cầu vốn để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp [/Trích]

+Banks cho vay phải bảo toàn vốn để trả lại cho người dân. Vốn góp là thứ tài sản vô hình, lúc lên lúc xuống, thậm chí không có thật.

+Lấy tiền của dân (tiền đó có thể là tiền tích lũy của người nhà các vị kinh doanh BĐS) đưa vào đầu tư các tài sản ấy, khi nào mới lấy ra được? Lấy ra không đủ gốc thì hoàn lại cho dân kiểu gì? Bầu Kiên, Hà Văn Thắm... làm banks mất thanh khoản, ảnh hưởng cả xã hội, bài học còn ngay đó.

+Cho nên NHNN quy định không cho vay các đối tượng này là đúng và không phải bàn cãi. Các hiệp hội đã góp ý thì cần nhìn tổng thể và nói cho trúng, chứ không thể vì lợi ích riêng của ngành mình: [Trích] Nhìn lại Việt Nam, cho đến giờ, chung quy lại, tất cả lập luận của HoREA, VARS đều đi đến giải pháp duy nhất là chạy đến nhà băng “vay, vay và vay”. Cứ như mọi thứ trên đời họ phải tới nhà băng mượn tiền, mà không cần biết tiền ở đâu ra. [/Trích]

???? [Trích] Một phó thống đốc phát biểu trong tuyệt vọng tại cuộc họp mới đây, với sự chủ trì của Phó thủ tướng Lê Minh Khái, rằng các nhà băng huy động tiền của dân kỳ hạn ngắn, thậm chí không kỳ hạn, thì sao lại cho các dự án bất động sản thiếu quá nhiều điều kiện vay dài hạn. Cãi qua cãi lại, xem ra chẳng ai chịu ai. [/Trích]

Đây là cái dở của NHNN và đa phần người làm chính sách. Đưa ra các tiêu chuẩn mang “định tính”, “vận dụng câu chữ đa nghĩa - muốn hiểu nghĩa nào cũng được”, “chung chung”, đưa ra chính sách mà không gửi draft đến đúng đối tượng. Cuối cùng đi vào tranh cãi, ai cũng cho mình đúng, cuối cùng tất cả cùng thua và thời gian thì cứ trôi đi vô ích.

???? [Trích] Nếu Thông tư 06 bỏ tư duy cấm đoán và chỉ cần áp đặt trọng số rủi ro 1.250% như Mỹ, Trung Quốc… và theo thông lệ quốc tế, thì mọi tranh cãi gay gắt có thể kết thúc. Có chăng, các bên chỉ bàn cách giảm hệ số rủi ro 1.250% về mức thích hợp, nhất là vào lúc hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện tại. [/Trích]

Khi đặt ra các quy tắc ngăn cấm định tính, các nhà lập pháp và cơ quan quản lý dễ vướng vào cuộc tranh luận tất cả cùng thua, không bao quát được tất cả các ngành nghề.

Câu chuyện cuối cùng cũng đi đến việc phải "lượng hóa" các quyết định chính sách, không cấm, vẫn cho phép nhưng chỉ rõ ra hệ số rủi ro của các loại tài sản khác nhau, đánh thẳng vào lợi nhuận của NHTM nếu NHTM chấp nhận "liều ăn nhiều", sau này có điều chỉnh chính sách thì chỉ cần tăng/giảm các hệ số cho phù hợp tình hình.

 

 

đăng ký nhận tin chat FB chat zalo Gọi điện Gọi điện